Theo dõi tin tức công nghệ hàng ngày

Mục tin tức sẽ cung cấp cho bạn những thông tin nóng hổi nhất về tình hình công nghệ thông tin nổi bật diễn ra ơ trong vào ngoài nước .

Tuesday, 4 October 2016

[THỦ THUẬT] Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt Windows vps của Vultr

Đầu tiên, đẩy file ISO cài đặt Windows Server 2008 lên Vultr. dán direct link vào ô Remote URL và nhấn Upload .

+ VPS 2008 :https://dl.dropboxusercontent.com/s..._2008_R2_SP2_Full-64bit_kiemtien24h.org_2.iso
+ VPS win 7 full : https://dl.dropboxusercontent.com/s/3ka79f0t7wh26m8/Windows_7_Full_kiemtien24h.org.iso
+ VPS win 10 : https://dl.dropboxusercontent.com/s/inrqv48hzma79yy/Windows_10_kiemtien24h.org.iso
[​IMG]
Tạo VPS với file ISO ( Các bạn chọn theo hình , mình dùng Location là Nhật Bản vì nó cho tốt độ về Việt Nam rất tốt, còn các bạn thì tùy nhu cầu nhé )
[​IMG]

[​IMG]
[​IMG]
Click vào Place Order để tạo Vps
Sau khi tạo xong bạn Click vào Manage để quản lý VPS . ip vps mình ở đây là 108.61.201.199
Tại giao diện manage quản lý bạn chọn Custom ISO. Sau đó Click vào Attach ISO and Reboot…
[​IMG]
Chờ nó xử lý 1 lúc đến khi mục Current ISO hiện lên 2008.iso như thế này
[​IMG]
Bây giờ bạn chọn mục View Console để tiến hành cài đặt Win trên vps… Màn hình console sẽ hiện ra giao diện cài đặt Win thần thánh..
[​IMG]

Đến phần kích hoạt bản quyền win các bạn có thể chọn Next =>> No để bỏ qua. Mặc định bản win này được dùng thử 60 ngày. Vấn đề bản quyền mình sẽ nói ở cuối bài…
[​IMG]
Tiếp theo đến phần bạn chọn phiên bản Windows SV 2008. Ở đây bản cài đặt này đã tích hợp 6 phiên bản để bạn chọn lựa. Mình chọn cái số 2 Enterprise Full Installation.
[​IMG]
Mặc định VPS của Vultr sẽ không nhận ra phần cứng ảo hóa. Do vậy mình đã tích hợp VirtiO Driver. VirtiO là chuẩn giúp cho các máy ảo biết được đang chạy trên môi trường ảo hóa, qua đó có thể tương tác được với các phần cứng ảo hóa.
Các bạn chọn Load Driver =>> Browse =>> Cd/Dvd… =>> Club.tk =>> Win7 =>> AMD64
Nếu có thông báo hiện ra click Next…
[​IMG]
Và VPS sẽ nhận ra ổ cứng. Các bạn Click next tiếp tục cài đặt. Phần cài đặt mình đề cập đến đây thôi. Bạn nào chưa biết lên Google tham khảo thêm. Nó cũng giống với cài Win 7 thôi…
[​IMG]
Sau khi cài đặt xong mặc định nó sẽ bắt bạn tạo 1 mật khẩu dùng cho việc đăng nhập. Tạo thì tạo thôi sợ gì bố con nhà thằng nào .
[​IMG]
Tiếp theo chúng ta sẽ được Log on vào giao diện Windows…
[​IMG]
Bạn đã cài thành công Win sv 2008 cho vps nhưng vẫn chưa xong.. Bạn cần phải update Card mạng cho vps để nó kết nối được với Internet. Bạn Click chuột phải vào My Computer =>> Manage =>> Diagnostics. Tại mục Other Devices Click chuột phải vào Etherner Controller chọn Update Driver Software ….
[​IMG]
Chọn mục browse my computer for driver software . Chỉ mục nó đến như trên hình …
[​IMG]
Có thông báo hiện ra bạn chọn mục Install this driver software anyway. Chờ 1 lúc vps sẽ tự động kết nối với internet.
[​IMG]
Vậy là bạn đã cài đặt thành công Win Sv2008 trên vps của Vurtl…
Nếu bạn nào muốn sử dụng Remote Desktop Connection thì làm như sau…
Click chuột phải vào My Computer chọn Properties =>> advanced system settings . Chọn tab Remote…
[​IMG]
Chọn vào mục số 2 như mình đã chọn phía trên Sau đó Click vào Select Users =>> Add sau đó điền tên Administrator vào để cấp quyền cho người dùng Administrator có quyền Remote Desktop…

Sunday, 2 October 2016

[THỦ THUẬT] Mini Windows 10 (Win10PE) - Cứu hộ thật là đơn giản

Để trợ giúp các bạn khi sử dụng WinPE, mình làm thêm phần Help đặt ở Desktop. Help sẽ giúp bạn:

- Làm quen với giao diện winPE
- Hướng dẫn cài Windows trên PE
- Hướng phục hồi dữ liệu xóa nhầm, format nhầm
- Hướng dẫn Ghost với TrueImage và TeraByte
- Hướng dẫn kết nối Internet, chia sẻ file
- Hướng dẫn khắc phục một số lỗi hay gặp trên PE

Cập nhật thay đổi
Ngày 31-1-2016:
- Cập nhật BootUSB-Full.iso và WinPE-CD.iso với fix boot KAS rescue và Bitdefender Rescue
- Cập nhật Driver10: thêm Driver Dell Wifi 
Ngày 21-1-2016
Cập nhật Win10 PE:
- Fix lỗi PEnetwork
- "Tăng lực" cho winPe, mang Search trở lại
Gói ứng dụng cập nhật
- Fix lỗi Partition Wizard, Active BootDisk trên Mini XP
- Thêm Easeus Partition Master 10.8 PE và Paragon Hardisk Manager 15 PE (Nguồn: pacificblue_yk)
Cập nhật BootUSB.iso, BootUSB-Full.iso và WinPE-CD.iso
Thay đổi quan trọng: chuyển XP.Wim từ folder HBCD về WIM (thanks Niemtin007, lethimaivi)
- Chỉnh lại code boot gọn gàng hơn
Ngày 17-1-2015: Phiên bản Win10PE tối ưu dung lượng
- Win10 PE được tối ưu hoá dung lượng, nhưng trải nhiệm không đổi
- Tăng tốc độ khởi động WinPE
- Khắc phục lỗi thay đổi độ phân giải màn hình
- Thêm MultiRes để thay đổi độ phân giải màn hình
Ngày 7-1-2016:
- Mình tập trung tất cả các bản WinPE của mình vào đây
- Thêm file BootUSB-Full.ISO (thay cho BootGrub2) cho AE nào muốn tạo Boot bằng UltraISO, Rufus
- Cập nhật Win8PE, có đầy đủ các tính năng như Win10PE
Ngày 5-1-2016
1. Cập nhật Win10PE:
- Fix lỗi Driver mạng khi dùng PENetwork
- Apps Menu làm mới với lựa chọn Mount: Apps.iso, DLC.iso, Hiren.iso (bỏ các file Appx.iso vào Apps, DLC và Hiren bỏ vào ISO)
- Fix các lỗi lặt vặt khác
2. Gói Ứng dụng
- Cấu trúc lại gói Apps64.wim cho đồng nhất với gói Apps.iso
- Thêm Victory, Disk Getor Recovery
- Thêm phím tắt khi bật Menu Pstart (Win+Alt+M) và phím tắt Panel Pstart (Win + Alt + P)
3. Gói Driver được cập nhật bổ sung
Ngày 27-12-2015
1. Cập nhật Win10PE với các thay đổi
- Giảm dung lượng winPE
- Fix lỗi không hiện ICON ở Pstart, ko hiện dấu mũi tên ở menu chuột phải
- Tự động Mount và cài đặt Driver
- HBCD menu đổi thành Apps Menu, hỗ trợ Mount Apps.iso, Hiren.iso, dlc.iso
- Bỏ công cụ Wimtool Y, Set temp mặc định lên R:\
2. Thêm gói Driver (hiện chỉ có driver NET)
3. Cập nhật gói ứng dụng
- Aomei Partition 6.0
- Thêm Opera x64
- TeraByte 2.98.......
Ngày 11-12-2015
- Win10 PE 32 và 64 bit
- Gói ứng dụng Apps.wim cho WinPE 32,64 bit
- Gói ứng dụng Apps64.wim cho WinPE 64 bit
1. Download

Link driver: https://drive.google.com/drive/folders/0B0wT83_F9FcfUTFROEdfTzJRS0k
Tham khảo thêm
Mini Windows 8/7/XP
Check mã SHA-1
SHA-1 (w10pe32.wim) --> 5d6b58b3987516126b61e6b2885f2c081fafacc2
SHA-1 (w10pe64.wim) --> 58b722c77dcea4b90e844d2e46601aeca39dc0ec
SHA-1 (Apps.wim) -->e64003c7e366f79a7404860cceca51d389238f8e
SHA-1 (Apps64.wim) --> 0cf437c613be4cba50856102a014db720f91c086
SHA-1 (Drv10x32.wim) --> 04abb68540bc87adf7f9ebc49d9165ed01a66524
SHA-1 (Drv10x64.wim) --> 72530ab1d0ff12ccada50c49ff46dd051b958851
SHA-1 (W8pe64.wim) --> cb56b8530ce8301de8fb1f877334e22fa3a8a0e6
SHA-1 (W8pe32.wim) --> de3a9b3f2f5880ca0169a65de6145f66558827ac
SHA-1 (W7pe32.wim) --> d53f4da332feab1041f8f6cd93485c797dc60efd
Chú ý:
- Drv10x32, Drv8x32.wim, driver.wim lần lượt là gói Driver cho Min Win 10/8/7 32 bit
- Drv10x64, Drv8x64.wim lần lượt là gói Driver cho Mini Win 10/8 64 bit
- Gói ứng dụng Apps.wim dùng chung cho cả Mini XP/7/8 cả 32 bit và 64 bit
- Gói ứng dụng Apps64.wim chỉ dùng cho winPE 64 bit
- WinPE-CD.ISO dùng cho bạn nào muốn Boot bằng file ISO, hoặc CD boot (Mở WinPE-CD.iso bằng UltraISO, kéo các file vào mục Apps và WIM)
Gói ứng dụng sẽ bao gồm các phần mềm chính sau:
  1. Aomei Partition Assistant
  2. Partition Guru Pro
  3. Mini Tool Partition Wizard
  4. Acroins TrueImage
  5. EaseUS Data Recovery Wizard
  6. Power Data Recovery
  7. TeraByte
  8. Active File Recovery
  9. Active Partition Recovery
  10. Active Password Changer
  11. Opera
  12. IDM
  13. Team Viewer
  14. Soft Maker 2012 (offices)
  15. SumatraPDF
  16. AIDA64
  17. HD Tune Pro
Muốn dùng thêm nhiều phần mềm hơn nữa, các bạn tham khảo topic của pacificblue_yk
Password (nếu có): anh@dv (Tất cả đều giải nén bằng 7-zip)
2. Hướng dẫn tạo USB Boot - CD Boot - HDD Boot:
2.1. Tạo USB Boot
Để đơn giản mọi việc, các bạn mới tạo USB Boot nên dùng cách tạo Với UltraISO hoặc Rufus
Cách 1: Dùng UltraISO mở file BootUSB-full.iso để tạo boot
Hoặc có thể dùng Rufus để tạo USB như hình:
Tiếp theo copy các thành phần boot bạn cần
Chú ý: Dùng WinPE nào thì copy file tương ứng và gói Driver tương ứng,
còn gói Apps.wim là dùng chung cho tất cả WinPE, gói Apps64.wim chỉ dùng cho Win 10/8 PE 64 bit
- Win10PE: Copy W10pe32.wim, W10pe64.wim vào thư mục WIM trong USB
- Win8PE: Copy W8pe32.wim, W8pe64.wim vào thư mục WIM trong USB
- Win7PE: Copy W7pe32.wim vào thư mục WIM trong USB
- Mini XP: Copy file XP.wim vào mục WIM trong USB (cần copy thêm XP.7z vào mục APPS)
- Gói ứng dụng: Copy Apps.wim vào thư mục APPS trong USB, nếu có nhu cầu sử dụng phần mềm 64 bit, Copy Apps64.wim vào APPS
- Gói Driver: Drv10x32.wim, Drv10x64.wim (Win10PE), Drv8x32.wim, Drv8x64.wim (Win8PE), Driver.wim (Win7PE)
Nếu dùng full công cụ của mình thì hình sẽ như sau:

Thư mục WIM
 
Thư mục APPS

Cách 2: Hướng dẫn tạo USB boot với phân vùng ẩn

- Sử dụng BootICE để phân chia phân vùng

Để quản lý ẩn hiện phân vùng thì chọn phân vùng cần ẩn (hiện), làm như hình:
Chú ý:
- Khi ẩn phân vùng USB-Boot, không boot được UEFI (muốn boot phải hiện phân vùng này)
- Phân vùng USB-Boot chứa các thành phần boot
- Khi ẩn USB-Boot đi, vẫn phải có folder Apps trên phân vùng USB-Data để load ứng dụng
- Bước tiếp theo là hiện phân vùng BootUSB lên, trích xuất các file của BootUSB.iso (hoặc BootUSB-full.iso) vào phân vùng USB-Boot
- Kế đến là nạp MBR và PBR cho




2.2. Tạo Boot HDD
Sử dụng EasyBCD để thêm Menuboot

Mục 4 dẫn đến nơi chứa các file WIM của WinPE (W10pe32.wim, w10pe64.wim.....)
Tiếp theo tạo các folder APPS thư mục gốc của phân vùng bất kỳ, copy Apps, Driver như hướng dẫn mục 2.1
3. Một số ảnh minh họa:


 Nguồn: anhdv bkav forum

Monday, 5 September 2016

[THỦ THUẬT] Cách phá pass win 7,8,10 dùng USB 100% thành công

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn phá pass win 7 8, hay 10 nếu các bạn quên pass window. Cái này bạn nào đọc cũng thể tạo usb hirent boot để sửa rất nhiều công dụng trong window như phá password, mở Deep Free, phân vùng ổ đĩa, tạo USB mini....
Chuẩn bị. 
Bước 1. Format USB ở định dạng mặc định FAT32
Bước 2. Sau khi các bạn tải file BOOT về, các bạn chạy UltraSO bằng cách click chuột phải,
Vào C:\Program Files (x86)\UltraISO
chọn run as administrator.
Cách phá pass win 7 8 10 dùng USB 1
Sau khi UltraSO mở ra cột bên phải các bạn chọn đến file đã download. ( File BOOT ) --> Double Click để hiển thị ra thư mục như hình dưới.
Cách phá pass win 7 8 10 dùng USB 2
Vào Bootable chọn Write Disk Image  ở Disk Driver : Chọn ổ USBWrite Method để như mặc định là USB-HDD+ và bấm Write.
Vậy là ta có được Hiren's Boot USB rồi.
Bước 3. Cắm USB vào máy tính và restart để máy tính khởi động lại cho bạn muốn mở password window hay làm các mục đích khác.
Cách vào boot và bios đối với các dòng máy tính như sau. Ở đây các bạn chỉ cần vào Boot.
  • Acer : Vào Boot nhấn F12 hoặc vào BIOS nhấn F2
  • Asus : Vào Boot nhấn nut Esc hoặc vào BIOS nhấn F2
  • Dell : Vào Boot nhấn F12 hoặc vào BIOS nhấn F2
  • HP – Compaq: Vào Boot nhấn F9  hoặc vào Bios nhấn F10
  • SONY VAIO: Tắt nguồn rồi khởi động bằng nút Assist và nhấn F2 để vào Bios (Để boot vào đĩa CD/DVD thì các bạn cho đĩa vào ổ đĩa rồi khởi động lại máy, máy sẽ tự động boot vào ổ đĩa (vì dòng SONY mặc định là boot ổ CD/DVD đầu tiên rồi).
  • Toshiba: Nhấn F12 để chọn menu boot (HDD/CD/USB...) + Nhấn F2 để vào BIOSIBM: Vào Bios nhấn phím F1 hoặc F2 (tùy đời máy tính).
  • IBM: Vào Bios nhấn phím F1 hoặc F2 (tùy đời máy tính)
  • Lenovo Thinkpad: Vào Bios nhấn F1 + Chọn boot nhấn F12 + Recovery nhấn phím xanh ThinkVantage
Vào các bạn search ở thanh search HBCD menu và click vào sẽ có tool như hình.
Cách phá pass win 7 8 10 dùng USB 3
Chọn Password -> Chọn Password Resetter sau đó chọn Username muốn phá password là được.
Chiệc Hiren's Boot USB này cũng có thể làm rất nhiều chức năng khác để cứu hộ máy tính như.
- Hỗ trợ Mini Win như: Mini Win XP, Mini Win 7 và Mini Win 8
- Công cụ chia phân vùng không mất dữ liệu: Partition Winzard
- Công cụ Backup dữ liệu như True Image, Ghost 32, Onkey Ghost..
- Công cụ update Driver như: 3DB Chip, Driver Genius, Double Driver.
- Công cụ internet như: IDM, Teamview…. và trình duyệt để truy cập internet.
- Công cụ để xem thông tin hệ thống, card như: CPU-Z, HWiNF032, GPU-Z, GetDiskSerial..
- Công cụ văn phòng như Word, Excel, PowerPoint, Unikey, MsPaint….
- Công cụ quét Virus KAS Virus Remove, KAS TDSSkiller…
- Công cụ hệ thống như Your Uninstall ( Gỡ bỏ phần mềm), Total Uninstall, .. NetFramework…
- Công cụ quản lý File như: Total Commander, 7-zip, UltraISO, Winrar, Express Burn, Ccleaner…..
- Công cụ USB: Test USB, Rufus, USB Show…
- Công cụ phá Password: Reset Pass máy tính, Gỡ bỏ phần mềm đóng băng Deep Free….
- Công cụ dành cho Windows.
Chúc các bạn thành công. !

[THỦ THUẬT] Cách sửa lỗi máy in 0X00000709

Lỗi máy in 0X00000709 thường gây ra khó chịu với những người cài đặt máy in ở chế độ default hoặc kết nối với máy in khác trong cùng 1 mạng LAN.
Lỗi này nguyên nhân là do driver máy in bị lỗi, không cập nhật driver máy in, chưa chia sẻ full quyền hay bị virus.
Các bạn có thể đọc trước bài máy in trong mạng LAN để xem mình cài đặt đã đúng cách chưa trước khi đọc tiếp bài viết này.

Hướng dẫn sửa lỗi 0X00000709



Các bạn vào run gõ regedit ( Vào run bằng start nếu win 7, win 8, win thì bấm nút Window + R ).


Sau khi vào regedit các bạn vào đường dẫn :

HKEY_CURRENT_USER -> SOFTWARE -> Microsoft -> Windows NT -> Current Version.

Các bạn kích chuột phải chọn permissions.
Nếu users chưa có Everyone thì các bạn chọn Add 1 user là Everyone vào.


Ở user là Everyone các bạn chọn Full Control sau đó nhấn Apply.


Cuối cùng và vào Start -> Device Print and Fax để chọn Default Printer


Hoặc vào Run gõ \\mayketnoi để kết nối với máy in khác cùng trong mạng.


Tuesday, 23 August 2016

[THỦ THUẬT] 10 tính năng hữu ích trong VirtualBox bạn nên biết

VirtualBox được tích hợp nhiều tính năng mà bạn có thể chưa bao giờ sử dụng đến mặc dù thường xuyên dùng nó để chạy các máy ảo trong đó. Đặc biệt, Vmware có nhiều tính năng tốt nhất với các phiên bản trả phí, còn tất cả các tính năng của VirtualBox là hoàn toàn miễn phí. 

Snapshots

VirtualBox cho phép bạn tạo các snapshot ở đó lưu lại các trạng thái thiết lập cho một máy ảo. Như vậy, bạn có thể trở lại trạng thái thiết lập ban đầu bằng cách khôi phục một snapshot bất cứ lúc nào. 

Để tạo ra một snapshot, bạn chỉ cần chọn một máy ảo cần thực hiện và nhấn chuột vào nút Snapshot nằm ở góc trên bên phải cửa sổ trong khi nó đang chạy, tiếp theo nhấn chuột phải vào mục Current State và chọn Take snapshot hoặc sử dụng biểu tượng Snapshots (hình chiếc máy chụp ảnh) nằm trên thanh công cụ. Từ bảng điều khiển Snapshots, khi máy ảo đã tắt, bạn dễ dàng khôi phục snapshot bằng cách nhấn chuột phải vào tên snapshot đã lưu và chọn Restore Snapshot. Các snapshot chụp được hữu ích nếu bạn muốn làm một cái gì đó trong một máy ảo và sau đó lại xóa các thay đổi, Ví dụ, nếu bạn sử dụng máy ảo để thử nghiệm các phần mềm, bạn có thể tạo ra một snapshot của hệ thống ban đầu chưa cài đặt gì, sau đó tiến hành cài đặt ứng dụng và trò chơi trong đó. Khi thực hiện xong, bạn sẽ khôi phục lại trạng thái ban đầu và tất cả các dấu vết của phần mềm đã bị xóa mà không cần phải cài đặt lại hệ điều hành.

Seamless Mode

Là chế độ cho phép chạy các ứng dụng của máy ảo trực tiếp trên màn hình desktop của máy thật. Chẳng hạn như khi bạn cài Linux trong máy ảo, các ứng dụng Linux sẽ được chạy trong máy ảo nhưng cửa sổ của chúng sẽ xuất hiện trong Desktop của Windows thay vì mắc kẹt trong một cửa sổ máy ảo.  
 
Để sử dụng tính năng này, bạn phải cài đặt gói Guest Additions của VirtualBox bên trong máy ảo (Devices>Install Guest Additions…), sau đó từ trình đơn View, chọn Switch to Seamless Mode.

3D Support

Nó có hỗ trợ chuẩn đồ họa 3D, tuy vậy các driver thích hợp không được cài đặt theo mặc định khi chúng ta cài đặt gói Guest Additions và bạn phải tự kích hoạt các thiết lập từ cửa sổ cài đặt máy ảo (settings->Display->Enable 3D Acceleration). Sự hỗ trợ 3D sẽ không cho phép bạn chơi các trò chơi 3D mới nhất, nhưng ngược lại nó cho phép bạn kích hoạt hiệu ứng Windows Aero trên Desktop trong các máy ảo và chơi các trò chơi 3D cũ hơn. 
 
USB Devices

Bạn có thể kết nối các thiết bị USB vào máy tính của mình và khai thác các dữ liệu bên trong chúng với máy ảo như thể đang kết nối trực tiếp trong máy thật. Tính năng này hỗ trợ cho tất cả các loại thiết bị kết nối qua cổng USB, miễn là nó đã được kích hoạt trong cửa sổ cài đặt (settings->USB->Enable USB Controller) của máy ảo. Để sử dụng thiết bị USB, bạn click chuột vào danh mục Devices, chọn USB Devices và chọn một thiết bị mà bạn muốn kết nối. 
 
Shared Folders

Cho phép bạn thiết lập các thư mục được chia sẻ “Shared folders” đối với cả hệ điều hành của máy thật và hệ điều hành của máy ảo có thể truy cập. Để làm được điều này, về cơ bản VirtualBox sẽ tạo ra một thư mục trên hệ điều hành của máy thật và sử dụng mạng chia sẻ tệp tin để tạo sự tiếp cận bên trong máy ảo. Từ cửa sổ Settings của một máy ảo, để cấu hình các thực mục được chia sẻ, bạn chọn mục Shared Folders, sau đó sử dụng các biểu tượng trong khung bên phải để thêm hoặc xóa các thư mục cần chỉ định. 
 
Shared Clipboard, Drag và Drop

Sao chép và dán, kéo và thả không có tác dụng giữa hệ điều hành thật và hệ điều hảnh ảo theo mặc định. Tuy nhiên, VirtualBox lại cho phép bạn chia sẻ những gì đã lưu vào clipboard giữa hệ điều hành thật và ảo của bạn, hay thực hiện thao tác kéo thả một cách dễ dàng giữa 2 hệ điều hành cho các tệp tin hay thư mục tương ứng. Để kích hoạt tính năng này, cũng từ cửa sổ settings của máy ảo, tại mục General đầu tiên, bạn chọn thẻ Advanced và tùy chọn hướng chia sẻ Clipboard và Drag and Drop sau các mục Shared Clipboard và Drag’n’Drop. 
 
Cloning Virtual Machines

Bạn có thể sao chép một máy ảo trong VirtualBox thông qua tính năng Clone (click chuột phải và một máy ảo và chọn Clone), cũng có nghĩa là tạo ra một bản sao của máy ảo nào đó. Vì cả hai mảy ảo sử dụng số hiệu nhận dạng tương tự cho các ổ đĩa ảo của chúng nên khi thực hiện việc sao chép, VirtualBox sẽ đảm bảo chúng không xung đột với nhau. 

Port Forwarding

Máy ảo thường được tách biệt từ mạng máy thật, nếu muốn chạy phần mềm máy thật bên trong máy ảo, bạn cần phải thiết lập cổng chuyển tiếp (Port Forwarding) bằng cách chọn mục Network từ cửa sổ settings của máy ảo và nhấn nút Port Forwarding tại thẻ Adapter 1. Bạn cũng có thể lựa chọn phương thức kết nối các máy ảo trực tiếp đến mạng máy thật thay vì sử dụng NAT, nhưng NAT với Port forwarding là một cách tốt hơn để cho phép các cổng cụ thể thông qua mà không thay đổi quá nhiều các thiết lập mạng của bạn. 
 
Importing và Exporting VM Appliances

Appliances chính là các máy ảo với hệ điều hành được cài đặt sẵn, bạn có thể tạo ra các Appliances của riêng mình hoặc tải về Appliances dưới định dạng OVF và import chúng vào VirtualBox. Điều này đặc biệt hữu ích cho các máy ảo Linux và các hệ điều hành khác ở đó được phân phối miễn phí. Như vậy, để thực hiện import hay export Appliances, bạn chỉ cần chọn các mục tương ứng từ danh mục File trong cửa sổ thực thi của VirtualBox. 
 
Remote Display

Cho phép bạn kích hoạt tính năng hiển thị từ xa cho một máy ảo, tức là thừa nhận việc chạy một máy ảo trên một hệ thống từ xa và truy cập nó từ máy tính khác. VirtualBox thực hiện khả năng này với “VRDP”, nó hoàn toàn tương thích ngược với giao thức RDP của Microsoft. Điều đó có nghĩa là bạn có thể sử dụng chương trình Remote Desktop Connection trong windows hoặc bất kỳ một trình xem RDP nào khác để truy cập máy ảo của bạn từ xa mà không cần cài đặt phần mềm VirtualBox cụ thể. 

 
Hoàng Tạ - Quản Trị Mạng